Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013


TS Lương Hoài Nam: 'Có vẻ người ta thấy sợ clip Kẻ lười biếng'

(GDVN) - "Xem ra clip của cậu học sinh lớp 12 đã và đang gây tác động lên Bộ GD&ĐT còn mạnh hơn tất cả các bài viết và phỏng vấn về giáo dục Việt Nam từ trước đến nay cộng lại. Không biết là người ta sẽ có tiếp thu để hành động một cách có trách nhiệm hay không, nhưng có vẻ người ta thấy sợ cái clip này".

Clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng” dài hơn 60 phút được quay bởi một nam sinh tự xưng là học sinh lớp 12, trong đó bày tỏ những quan điểm về những bất cập, yếu kém của nền giáo dục Việt Nam đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Được đăng tải trên Youtube từ ngày 13/4, cho đến thời điểm này, clip đã nhận được hơn 300.000 lượt truy cập, đồng thời thu hút rất nhiều tranh luận trái chiều từ người xem. TS Lương Hoài Nam, hiện là cổ đông của Jetstar Pacific (JPA), Nguyên Giám đốc điều hành Air Mekong, đã bày tỏ quan điểm trên facebook cá nhân của mình. Được sự cho phép của ông, chúng tôi xin đăng lại đoạn viết này.

Tiến sĩ Lương Hoài Nam.

“Từ trước đến nay, đã có hàng nghìn bài viết của các chuyên gia về giáo dục, các nhà quản lý giáo dục và lãnh đạo các doanh nghiệp, những người sử dụng các "sản phẩm đầu ra" của giáo dục (và thất vọng với các "sản phẩm đầu ra" của giáo dục).

Bao nhiêu tâm huyết, nỗ lực tác động đổi mới giáo dục Việt Nam của họ gần như không mang lại kết quả gì. Nói như GS Phạm Toàn: "...Chúng tôi không còn kiên nhẫn nữa!". Ở tuổi 82, GS Phạm Toàn và những người tình nguyện bỏ thời gian, tiền bạc tự viết... sách giáo khoa mới cho chương trình tiểu học, đến nay đã được 15 cuốn.

Nhưng xem ra clip của cậu học sinh lớp 12 đã và đang gây tác động lên Bộ Học (Bộ GD&ĐT - pv) còn mạnh hơn tất cả các bài viết và phỏng vấn về giáo dục Việt Nam từ trước đến nay cộng lại. Không biết là người ta sẽ có tiếp thu để hành động một cách có trách nhiệm hay không, nhưng có vẻ người ta thấy sợ cái clip này.

Nếu mình không nhầm".

                                                                                Theo báo GIÁO DỤC VN
Môt bài thi Viết thư quóc tế UPU bằng thơ của một học sinh lớp 7.Các em Trường THCS Thị Trấn hãy tham khảo và học tập nhé.

Em Nguyễn Văn Lâm, lớp 7/10, Trường THCS Tây Sơn (Đà Nẵng) - tác giả bức thư UPU viết bằng thơ
Em Nguyễn Văn Lâm, lớp 7/10, Trường THCS Tây Sơn (Đà Nẵng) - tác giả bức thư UPU viết bằng thơ.

BÀI DỰ THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 42
Đà Nẵng, 01.01.2013
Ngọc Duy yêu quý!
Hôm nay ngày đầu xuân Quý Tỵ
Nắng đẹp, trời trong, mây ửng hồng,
Tớ viết thư này gửi thăm Duy
Trao đổi chuyện này cùng bạn tí. 
Năm nay viết thư UPU
Giải thích “Tại sao nước là quý?”
Tớ nghĩ lâu hơn làm Toán, Lý
Nhưng rồi cuối cùng cũng lại bí. 
Bởi vì, từ bé tớ thường nghĩ:
Nước nhiều, nước có mặt khắp nơi
Sông biển, hồ ao nước thiếu gì?
Nên tớ chẳng bao giờ quý nước.
Bí quá, tớ đi hỏi cụ già,
Các cụ cười bảo: “Hỏi chi lạ?
Chỉ có tiền, bạc vàng mới quý
Còn nước thì nhiều, quý nỗi gì? 
Tớ lại đi hỏi các em thơ
Em thì tròn mắt, em lơ ngơ
Chỉ có vài em là quý nước
Nhưng là nước ngọt Pép-si cơ. 
Tớ mang lên lớp hỏi bạn thân
Chúng nó nhún vai, cười rần rần
Vì chẳng đứa nào thèm để ý
Quan tâm đến nước để làm chi? 
Thế là tớ lang thang lên mạng
Dạo hết Google lại ti vi
Chao ơi, toàn là tin tức quý
Khiến tớ ngồi xem mà mê li. 
Bạn ơi, đúng là nước quý thật!
Nước tô Trái đất thành màu xanh
Nước nuôi cây cối và động vật
Để trái đất này thành bức tranh. 
Nước là nguồn gốc sự sống xanh
Mất nước, con người chết rất nhanh
Thiếu nước, hành tinh thành nghĩa địa.
Sự sống trên đời biến mất nhanh. 
Nước trên Trái đất thật là nhiều
Nhưng nguồn nước ngọt có bao nhiêu ?
Đại dương rộng lớn toàn nước mặn
Chẳng uống được đâu, chẳng tưới tiêu. 
Tiếc thay, nước ngọt đang dần cạn
Bởi nguồn nước đâu là vô hạn,
Nơi thì ô nhiễm, nơi thì thiếu
Nước bẩn, trẻ em chết rất nhiều. 
Chỉ vì hủy hoại đi nguồn nước
Loài người đối mặt nhiều nguy cơ:
Bệnh tật, đói nghèo treo trước mắt
Khủng hoảng, chiến tranh đang đón chờ. 
Dân số gia tăng, nguồn nước giảm,
Trái đất nóng lên, nước biển dâng.
Dân bỏ nông thôn về phố thị
Máy móc nhiều lên, tốn nước nhiều. 
Tớ rất là lo, Ngọc Duy ơi!
Nước ngọt mai này hết tới nơi,
Ruộng đồng nứt nẻ, sông hồ cạn
Cuộc sống con người thật chơi vơi. 
Trái Đất ba phần tư nước biển
Một phần nước ngọt để dùng thôi.
Làm sao bảo vệ nguồn nước ngọt
Nguồn sống thiêng liêng của con người? 
Tớ ước một ngày không nước bẩn,
Trẻ em tất cả tắm tha hồ
Thỏa thích nô đùa trong nguồn nước
Mà Mẹ Thiên nhiên đã tặng cho. 
Tớ nghĩ rất nhiều, tớ rất mong
Loài người chung sức với đồng lòng
Trồng cây, bảo vệ và chăm sóc
Để nguồn nước ngọt luôn sạch trong. 
Tớ muốn mọi người hiểu thật thông
Tài nguyên nước ngọt quý vô cùng,
Hôm nay tớ viết thư gửi bạn
Đọc rồi, bạn thấy nước quý không?  
Chào thân ái!
Nguyễn Văn Lâm
                                                 Theo Dân Trí

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Nghệ thuật vị nghệ thuật

MỪNG ÔNG LÊN CHỨC

Là dân tôi mới biết tin
Ông Thanh…đà nẵng …cánh chim bay về
Thủ đô mở tiệc khen chê…
Trưởng ban nội chính, đề huề ghế cao
Dân tình chờ đợi xôn xao
Thử xem tài ấy …làm sao được lòng
Cả nước đang đợi đang mong
Nếu con người ấy thực lòng yêu dân..?

Trung dũng kiên cường một sân
Đà Nẵng hơn hẳn , cán cân nghiêng về
Ông Thanh có thể… còn mê 
Con đường dân nước, lời thề ngàn năm
Cho nên cứ nói băng băng
Khối kẻ nó ghét…ăn nhằm chi đâu
Đến giờ ông là nhịp cầu
Để dân tin Đảng, không bầu cứ thăng
Chắc ông không thích…chú Thăng
Chỉ tiền với phạt lăng nhăng nhiều lần
Ông biết không, dân đang cần
Tự do dân chủ …nhiều lần đấu tranh
Pháp Mỹ Tàu nó loanh quanh
Cứ đòi thống trị, làm anh dân mình
Thế mà dân chúng đồng tình…
Chúng nó cút hết…còn mình với ta
Đừng để dân nổi can qua…
Máu và hoa ấy…thực là đớn đau

Thơ này dân nói cùng nhau
Đời người một kiếp…hại nhau được gì
Khi nằm xuống chẳng mang đi
Để bia miệng trách, còn gì là danh
Dân nước tan nát lòng thành
Tin ông , chờ đợi, BÁ THANH KIÊN CƯỜNG…

7 -1 -2013 
ĐẶNG ĐÌNH HƯNG
----------

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Tặng ông LINH bài viết của chủ tịch CHU DUNG CƠ


Hiểu đời - Chu Dung Cơ

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày.

Qua một ngày vui một ngày.

Vui một ngày lãi một ngày.



Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.

Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.

Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.



Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.



Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.



Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.


Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).

Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).

Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh … Tất cả đều là muộn.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.
Thích ·  · 

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

HẢI ÂU!
Trời xanh nổi gió
Đại dương sóng gầm
Hải Âu ca hát
Giông tố gầm thét
Phải chăng cơn lốc
Hải âu  ca hát
Ngang tàng - Bất khuất !!!
Hải Âu ca hát
Thế kỷ thoáng trôi...

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

THANH HÓA QUÊ CHOA

Hình ảnh: Quảng trường Lam Sơn về đêm đẹp thế. ♥ ♥♥
 
<3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 
Kết bạn với ad nhé ==> <3 ad  Sói Già <3
quảng trường LAM SƠN lung linh về đêm
Quê choa Thanh Hóa đẹp tuyệt vời,
Có dòng Sông Mã lặng lờ trôi,
Có hàng tre nhỏ bao làng xóm,
Có cánh chim câu liệng giữa trời.
Ấy thế mà!
Họ bảo choa: dân ba tỷ bảy, (Nợ NN năm 1985)
Họ bảo choa: dân cạy đường tàu,
Họ bảo choa: chỉ thích thịt trâu,
Chia cho dễ huân huy chương không thích.
Chuyện hàng ngày choa đâu có trách,
... Cãi cọ, tép tôm, khu nọ, khu kia.
Một dải non sông, choa đâu muốn phân chia,
Mà họ bảo choa, thích lập vương quốc mới.
Đẩy vào đẩy ra, đẩy sang Lào không nổi,
Tức giận trở về định lập quốc gia riêng.
Cuộc đấu tranh chống Mỹ thiêng liêng,
Các bô lão choa bắn rơi thần sét.
Họ lại bảo choa: súng trường đì đẹt,
Vớ giặc lái mù, lại lúc hết sạch xăng.
Họ lại bảo choa: ăn nói lăng nhăng,
Làm ăn lớn – thả rông cho lợn chạy.
Họ bảo choa: dân ba tỷ bảy,
Bởi làm ăn trông vào sáu chữ lờ (lợn, lúa, lang, luồng, lạc, lá)
Nhắc nợ hoài vẫn cứ làm ngơ,
Ruộng đất lắm, mà suốt đời tất bật.
Đào rau má mà làm cho tàu bị lật,
Cái cầu cỏn con thì bảo là to.
Bằng cái quạt mo mà gọi là cầu bố,
Có cái đồi thông mấy cây lố nhố,
Mà cứ khoe khoang gọi đó là rừng,
Họ nói nhiều, choa đâu dám dửng dưng,
Không có lửa thì làm sao có khói,
Họ dèm pha, cũng làm mình nhức nhối.
Tự ngẫm quê mình sao vẫn cứ nghèo xơ,
Đất tỉnh Thanh – một miền đất nên thơ.
Có biển mênh mông, trải dài theo đất nước,
Rừng bạt ngàn đến tận vùng Bá Thước.
Mỏ Crôm Cổ Định trữ lượng giàu,
Hàm Rồng hiên ngang hùng vĩ những nhịp cầu,
Vẫn kiêu hãnh vắt qua dòng sông Mã,
Sông suối nên thơ vẫn trôi về biển cả,
Đã trở thành huyền thoại đất tỉnh Thanh,
Một dòng sông nảy lửa chiến tranh.
Vùi đáy sâu biết bao tàu bay Mỹ,
Ai đã đến đất Thanh rồi nhỉ?
Có ngỡ ngàng không?khi đến đất nơi này.
Thị xã tranh nghèo nay đã lắm đổi thay,
Một thành phố nguy nga và tráng lệ.
Du khách đổ về nhiều không đếm xuể,
Khao khát hè về nghỉ mát biển Sầm Sơn.
Ôi ! Sầm Sơn, còn đâu nữa đẹp hơn?
Trai, gái đến không muốn rời xa nữa,
Biển đẹp hiền hòa như vòng tay mẹ.
Giang rộng đón con ôm chặt vào lòng,
Đến đất Thanh rồi thấy có tuyệt vời không???

Bay có biết rằng trong lịch sử cha, ông
Dân Thanh Hoá quê choa đều làm vua cả đó
Từ Tiền Lê-Hậu Lê-đánh tan Nhà Mạc nữa
Rồi Hồ Qúi Ly-đến Minh Mạng-Gia Long
Họ Trịnh-Nguyễn quê choa cũng làm chúa 200 năm
Nhưng do dưới vua nên quê choa không tính.
Văn nhân, đại thần quê choa nhiều vô kể
Bởi đất nhiều Rồng nên chẳng thể sống chung
Phải vào đàng trong ở cùng “đồ xứ Nghệ”
Bởi thế nên quê choa mới bị người ta chế:
"Xứ Thanh quen Cậy thế để Xứ Nghệ cậy thần"
Những đứa con xa quê, nghe chớ bần thần
Bởi bản chất của dân quê choa là vậy đó.
Yêu nước, cần cù và cũng rất trung quân
Hãy nhớ đất mẹ nghèo nuôi thân mình khôn lớn,
Và phải biết mẹ trải quá nhiều đau đớn.
Vất vả và khổ rồi nên càng lớn, càng yêu,
Ta yêu tổ quốc Việt Nam bao nhiêu,
Càng tự hào nhiều vì mình quê Thanh Hóa.
        (hội trai tài gái sắc Thanh hóa - st)
Thích ·  · 

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

vài hình ảnh HĐ THÁNG TƯ

LÔ GÔ BỊ Ô NHIỄM

HAI TRƯỜNG ĐẤU CHÀO CỜ

 GIỜ HỌC TRONG "RỪNG"
 THI GIAI ĐIỆU TUỔI HỒNG

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM SAU  GIỜ DẠY



BÀI THƠ TẢ BÀ RẤT HAY


“Bà ngoại em vẫn chưa già                              
Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường
Mắt bà vẫn rất tinh tường
Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày
Nhưng Bà em vẫn rất hay
Bà chăm con cháu luôn tay luôn mồm
Công việc bà vẫn ôm đồm
Chăm lo con cháu sớm hôm không nề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bắt em phải tả viết về Bà em
Em tả giống hệt bên trên
Cô bắt viết lại - mắng thêm em rằng:
Đã Bà là phải rụng răng
Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời
Bà cũng không được ăn chơi
Vì mắt phải kém và môi nhai trầu
Đã Bà là phải ngồi khâu
Không được ngồi hát Ka - Râu - Ô - Kề
Nhất là không được ghi đề
Tuyệt đối không được phóng xe ào ào
Em nghe chẳng hiểu thế nào
Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này
Tả sai thì lại không hay
Tả đúng thì lại có ngày ăn roi
Kiểu này phải bảo mẹ thôi
Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???”