Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Bộ Giáo dục không phải là củ cải


A- A+ ‹Đọc›
Chiều 16/7, Bộ GD&ĐT công bố thông tư 28, trong đó bãi bỏ diện ưu tiên cộng 2 điểm thi đại học cho mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945

12 ngày sau khi công bố quyết định cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng dự thi đại học
, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận ban hành thông tư bãi bỏ ưu tiên này.
Theo đó, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945,
 người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
 sẽ không thuộc diện đối tượng ưu tiên được cộng 2 điểm khi dự thi đại học nữa.
Thông tư 28 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/8.

Trước đó, Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên
của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Theo đó, sẽ bổ sung đối tượng
03 (được cộng 2 điểm) đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng
 trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa
 tháng Tám năm 1945, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học,
 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, người hoạt động
 kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, người có
 công giúp đỡ cách mạng.

Khi thông tư này được thông báo, dư luận bắt đầu phản đối cho rằng quy định này thiếu
thực tế. Một quy định không được tính toán bởi chỉ tính phép cộng thông thường thì
nếu bà mẹ Việt Nam anh hùng hoạt động trước và trong cách mạng tháng 8/1945 còn
sống thì bây giờ cũng gần 80 tuổi.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Giáo dục Bùi Văn Ga trần tình rằng, việc cộng điểm thi đại học
 cho mẹ Việt Nam anh hùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm
 của xã hội đối với những người có công. Nghị định này đã quy định chi tiết, hướng dẫn
 thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó giao
 Bộ Giáo dục "Hướng dẫn thực hiện việc ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với người
có công với cách mạng và con của họ tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân".
Chính sách của Bộ GD&ĐT ban hành thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn nhưng đối
 tượng thụ hưởng chính sách này lại đã ở tuổi 'sắp rụng về cội'. Chính vì thế trước áp
lực của dư luận, Bộ này đã nhanh chóng cắt bỏ quy định thiếu tính thực tế này.

Lật lại những quy định, quy tắc vấp phải sự "ném đá" của người dân thì đây có lẽ
 được xem như một quy định "đánh nhanh rút nhanh" nhất trong lịch sử soạn thảo văn
 bản hành chính bởi từ khi ban hành đến khi thu lại chưa đầy 2 tuần (12 ngày).
 Như thế cũng phần nào thể hiện đặc điểm của Bộ GD&ĐT là bộ mang sứ mệnh
 "trồng người" nên việc hiểu người bao giờ cũng phải đi đầu so với các bộ ngành khác.

Mới đây nhất là dự thảo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
 trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng,
 chống bạo lực gia đình của Bộ Công an ban hành lấy ý kiến người dân. Quy định cũng
 vấp phải sự phản đối của người dân vì tính thiếu thực tế của quy định. Tuy nhiên,
 cũng phải mất cả tháng Bộ Công an mới thay đổi sửa chữa được dự thảo này và đến
nay dự thảo vẫn tiếp tục hứng... đá của dư luận.
Trước đó, nhiều quy định như cấm bán thịt sau 8 giờ khi giết mổ của Bộ NN&PTNT
, quy định cấm những người cao dưới 1m45, vòng ngực trung bình dưới 72cm, nặng
dưới 40 kg lái xe máy trên 50 phân khối của Bộ Y tế cũng phải gỡ bỏ nhưng thời gian
đắn đo và suy tính của những bộ này rất lâu trước sức phản kháng mạnh mẽ từ dư luận.
Những kiểu quy định như này đã làm ‘nóng’ các diễn đàn và blog, với nhiều giả định
 hài hước như chuyện cảnh sát giao thông sẽ phải kè kè thước đo bên người, sẵn sàng
 ‘kiểm định’ các cô gái đi xe máy. Người mua thịt sẽ phải trưng thêm giấy thông
 báo giờ "hóa kiếp" cho lợn... Xét tất cả các quy định đã ban hành, Bộ GD&ĐT
 xứng đáng được khen bởi biết lắng nghe và hiểu dư luận. Nói phải củ cải cũng nghe 
nữa là Bộ GD&ĐT.
                                                            theo XALUAN.COM

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Vừa qua, Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy cho cá nhân, gia đình có công với cách mạng, rất nhiều gia đình thuộc đối tượng trên rất đã hạnh phúc vì điều đó. Niềm vui thật to lớn với những đối tượng được ưu tiên, phần nào họ cảm thấy sung sướng và hãnh diện vì những công lao dù lớn dù nhỏ họ đã đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì chẳng có gì để bàn cãi. Không ít người đã ngạc nhiên khi Bộ GD-ĐT lại quyết định cộng điểm cho Mẹ Việt Nam anh hùng đi thi ĐH…Dĩ nhiên, nếu các bà Mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học thì điều đó rất tích cực. Có thể, hình ảnh đó sẽ phần nào khích lệ tinh thần cho các sĩ tử cố gắng phấn đấu học tập hơn, phần nào chứng tỏ được sự ham học hỏi của con người Việt Nam: luôn biết phấn đấu học tập và không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân.


Tuổi cao sức yếu, bà Mè vẫn dành tâm huyết tìm hiểu những quyển sách dạy làm người
Nhưng, suy nghĩ theo hướng thực tế, liệu đối tượng này đã có lần bước vào các kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ? Con số có lẽ không hề lớn, cũng có thể là chưa từng có bà Mẹ Việt Nam anh hùng nào đi thi ĐH kể cả thời chiến lẫn thời bình?! Nếu, Bộ GD-ĐT đưa ra quyết định này là muốn động viên và khuyến khích cá nhân, gia đình những ai đã từng đóng góp cho Tổ quốc có điều kiện tiếp cận công nghệ cuộc sống thời hiện đại trên giảng đường thì điều này không là tối ưu với các Mẹ. Các Mẹ có còn sức để đến giảng đường không? Có lẽ là không? Một bà Mẹ Việt Nam anh hùng ở Việt Nam thấp nhất là cũng hơn 36 tuổi. Ở độ tuổi này, đếm trên đầu ngón tay thì tìm đâu ra Mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học kia chứ?
Chúng ta vẫn còn nhiều cách đền đáp công ơn của các mẹ chứ không phải bằng cách thiếu “thực tế” như thế này? Kiểu làm này không khác nào “cho cái danh, không cho cái lợi”; có “tiếng” nhưng có “miếng” nào đâu?
Thay vì ưu tiên cho đối tượng này thì Bộ GD-ĐT nên ưu tiên cho những đối tượng khác cũng bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt, cũng quên đi bản thân mình để phụng sự cho đất nước. Có thể là những thanh niên tạm hoãn công việc học tập để thực hiện nghĩa vụ quân sự, những chiến sĩ công tác tại những nơi điều kiện khó khăn (hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khắc nghiệt…) như vậy có lẽ sẽ có sức thuyết phục cao hơn nhiều. Chính những đối tượng này sẽ cần đến những diện ưu tiên như vậy hơn – vì chính họ đóng góp và hi sinh khá nhiều cho Tổ quốc và cũng là một lực lượng trẻ, hùng hậu để phụng sự cho đất nước về sau này. Sau khi đi nghĩa vụ quân sự về, đa phần những người từng khoác áo “lính” đều rất cần một tấm bằng ĐH để nâng cao trình độ, phục vụ tốt hơn cho nhân dân.
Có khập khiễng không khi Pháp lệnh số 4 và nghị định 31 quy định về việc trợ cấp, ưu đãi cho người có công với cách mạng; đơn vị thực thi chính là Bộ Lao động thì chưa hề có động thái nào để ban bố Thông tư hướng dẫn nhanh nhanh cho bà con nhờ. Việc hưởng tiền thờ cúng, hưởng tiền đi thăm viếng liệt sĩ theo điều 64 khoản 1 điểm C thì Bộ GD đã nhanh tay thừa thời gian, ngồi ban hành Thông tư cụ thể hóa Pháp lệnh này rồi!
Thiết nghĩ, việc ban hành thông tư này có lẽ cần phải tiếp thu nhiều ý kiến khách quan và cân nhắc hơn nữa để phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai cho cả một nền giáo dục của một quốc gia đang trên đà phát triển chứ Bộ GD-ĐT không nên tự riêng mình đưa ra quyết định. Có thể, đây chỉ là ý kiến, là đề xuất của một cá nhân nào đó đang công tác tại Bộ GD-ĐT chứ không phải là ý kiến của cả Bộ Giáo dục. Tin rằng, khi đưa ra quyết định này, dân phản đối, không lẽ 100% cán bộ làm trong Bộ Giáo dục lại ủng hộ cộng 2 điểm cho Mẹ Việt Nam anh hùng đi thi ĐH?

Hãy tặng cho các Mẹ những gì mà thật sự cần thiết cho các Mẹ và hãy quan tâm nhiều hơn đến chế độ của các Mẹ.
Hãy “cho điểm” đúng đối tượng và hãy thể hiện trí tuệ của người đầu nghành Giáo dục một cách khoa học, nhân văn và hãy cho đúng cái mà các Mẹ cần – những thứ thiết thực kìa. Hãy tặng món quà mà các Mẹ thích bởi có ý nghĩa thiết thực với Mẹ chứ đừng đem cái thích của mình đi “ban”, “tặng” cho các Mẹ. Hãy tặng cho các Mẹ những gì mà thật sự cần thiết cho các Mẹ và hãy quan tâm nhiều hơn đến chế độ của các Mẹ. Nếu đã có thời gian để nghĩ đến việc đền đáp Mẹ Việt Nam anh hùng thì xin cơ quan chức năng hãy nghĩ có đến nơi, đến chốn, để các Mẹ được nhờ chứ đừng để dở hơi như Bộ GD-ĐT. Bộ Lao Động cũng nín thinh trước “phần thưởng” 2 điểm thì các Mẹ biết nương nhờ vào ai? Đừng tạo thêm cơ hội để bạn bè quốc tế mỉa mai và liệt việc cộng điểm cho bà Mẹ Việt Nam anh hùng thi ĐH vào những quy định “chỉ có” ở Việt Nam…!
Thiên Thảo
Xem thêm:

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Chuyện có thật

Cộng 2 điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học

Thứ năm 11/07/2013 11:57
(GDVN) -Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Trong đó, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 nếu thi đại học sẽ được cộng 2 điểm.
Trong nội dung Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013 về việc sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh có bổ sung thêm các đối tượng mới.

Cụ thể, thông tư quy định đối tượng 03 sẽ được bổ sung thêm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng.

Theo quy định, người dự thi đại học thuộc đối tượng 03 sẽ được cộng 2 điểm ưu tiên vào tổng điểm bài thi đại học, cao đẳng.

Theo thông tư sửa đổi của Bộ Giáo dục, bà mẹ Việt Nam anh hùng dự thi đại học sẽ được cộng 2 điểm. (ảnh: Vnexpress)
Ngoài ra, Con của anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; con của người có công giúp đỡ cách mạng”. Bộ GD-ĐT cho biết, những đối tượng này được bổ sung vào đối tượng ưu tiên 04, được cộng 2 điểm khi thi đại học.
Quy định này ban hành đã gây tranh cãi vì không khả thi. Một số ý kiến cho rằng, thực tế không có thí sinh nào là con bà mẹ Việt Nam anh hùng thi ĐH; vì vậy, việc mở rộng sang đối tượng bà mẹ Việt Nam anh hung lại càng không có.
Trao đổi với báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cho rằng việc mở rộng đối tượng cộng điểm ưu tiên này “lạ” và không có ý nghĩa với thời điểm hiện tại. “Quy định này có thể... phòng xa cho những người được phong bà mẹ Việt Nam anh hùng trong những thời điểm lịch sử sau này. Còn những bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện thời hẳn đều đã rất cao tuổi.

Với người hoạt động cách mạng trước năm 1945, cứ tính họ tham gia cách mạng từ rất sớm, từ 15 tuổi chăng nữa thì nay đã ngoài 80 tuổi. Nếu cho rằng thông tư này dựa trên cơ sở của pháp lệnh người có công thì việc vận dụng là vô cùng máy móc, không cần thiết” .
Chiều ngày 10/7, trả lời trên báo VTC, ông Ngô Kim Khôi – Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho rằng, thông tư  là để cụ thể hóa Pháp lệnh về người có công với cách mạng, Nghị định 31 của Chính phủ về nội dung này.
"Cần hiểu rằng bà mẹ Việt Nam anh hùng không phải chỉ là những bà cụ 80, 90 tuổi mà những bà mẹ có con đi bộ đội đã hi sinh cũng được xem xét phong tặng. Điều này rất phù hợp để đảm bảo học tập suốt đời. Quy chế tuyển sinh cũng không quy định tuổi dự thi đại học", ông Khôi nói.
Do vậy, quy định này phù hợp với hệ thống văn bản của Nhà nước, chính sách ưu tiên không giới hạn độ tuổi. Các đối tượng được diện ưu tiên này được thụ hưởng ngay trong năm tuyển sinh 2013.
Thông tư sửa đổi này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/8/2013.  Theo ông Khôi, đây cũng là điều mà Bộ đã tính toán để đảm bảo các thí sinh dự thi năm nay, thuộc đối tượng được bổ sung có thể hưởng ngay chính sách, đúng thời điểm các trường công bố điểm trúng tuyển.

Đ.T (tổng hợp

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

thư giãn


PHÈO ĐI THI VỀ

Hắn vừa đi vừa Chửi ...Bao giờ cũng thế, cứ thi xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi bộ giáo dục. Có hề gì? Bộ của riêng nhà nào?. Rồi hắn chửi quyển SGK. Thế cũng chẳng sao: sách là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi cả hội đồng thi này nhưng cả hội đồng thi ai cũng nhủ: "chắc nó chừa mình ra". Tức thật!! Ờ!! Thế này thì tức thật!!. Tức chết đi được mất, đã thế hắn chửi cha đứa nào trông thi phòng hắn. Mẹ kiếp!! Thế có phí nước bọt không? Không biết đứa chết mẹ nào ra đề cho hắn không làm được bài. A ha!! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi. Chửi chết mẹ đứa nào ra đề, có trời mà biết, hắn không biết, cả facebook                                                                                                    không biết!

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Bảo Vệ Trường choa.

trường Lê Đình Chinh ra đi .

Ngày1/7 Trường Lê Đình Chinh chính thức dời về địa điểm mới ; chấm dứt 2 năm ở nhờ Trường THCS thị trấn . đây cũng là một" sự kiện" của ngành GD NL . cảm ơn các Sếp và chúc mừng 2 trường.